Quản Trị Mạng M2 (Bai 2)



BÀI 2 - TINH CHỈNH VÀ GIÁM SÁT MẠNG WINDOWS SERVER

1. Các kiểu giám sát máy chủ. - Giám sát theo thời gian thực:
+ Sử dụng các công cụ hiển thị chuỗi liên tục các thông số, mô tả hệ thống đang làm gì tại thời điểm hiện tại. Các thông số này có thể hiển thị bằng số liệu hoặc dưới dạng đồ thị.
+ Phương pháp này cung cấp các thông tin gần với hiện tại nhất, tuy nhiên chỉ có một số ít quản trị hệ thống có đủ thời gian và sở thích ngồi xem đồ thị các tham số hiệu năng hệ thống suốt cả ngày.
- Giám sát bằng nhật ký:
+ Cung cấp các thông tin tương tự như giám sát thời gian thực tuy nhiên các thông tin này được lưu trong một thiết bị lưu trữ cố định thay vì hiển thị chúng ngay lập tức.
+ Phương pháp này cho phép người quản trị có thể quan sát xu hướng phát triển qua thời gian dài hơn là theo dõi trong một phiên giám sát thời gian thực.
+ Khi sử dụng giám sát bằng nhật ký các quản trị hệ thống phải đảm bảo cung cấp đủ không gian lưu trữ để lưu các dữ liệu chụp được.
- Các phân hệ cần được giám sát.
+ Bộ vi xử lý.
+ Bộ nhớ
+ Đĩa cứng
+ Mạng

2. Sử dụng Event Viewer (Trình xem sự kiện) - Windows Server 2003 duy trì rất nhiều nhật ký chứa các thông tin về các tiến trình đang chạy. Để xem các nhật ký này, có thể sử dụng: Snap-in Event Viewer trong MMC.
- Event Viewer có thể hoạt động như một Snap-in riêng lẻ hoặc mở rộng. Nhóm chương trình Administrative Tools trong Windows Server 2003 có một Shotcut dẫn đến bảng điều khiển chức Event Viewer, đồng thời Snap-in này cũng đi kèm với rất nhiều công cụ khác trong bảng điều khiển Computer Managerment.
- 3 nhật ký cơ bản xuất hiện trong tất cả các máy tính chạy Windows Server 2003 là:
+ Ứng dụng: Chứa các thông tin về các chương trình chạy trong máy tính, được xác định bởi các nhà phát triển ứng dụng.
+ Hệ thống: Chứa các thông tin về các sự kiện do các cấu thành của Windows Server 2003 sinh ra. Ví dụ: Một dịch vụ không khởi động được hoặc một trình điều khiển không thể nạp trong quá trình khởi động hệ thống sẽ được ghi lại trong nhật ký hệ thống.
+ Bảo mật: Có thể chứa các thông tin về các sự kiện liên quan đến bảo mật. Ví dụ: Không đăng nhập thành công, các truy cập đến các tài nguyên được bảo vệ (VD: Cc thư mục chia sẻ và file hệ thống) theo mặc định chỉ có các thành viên của nhóm: Administrator mới có khả năng xem các nhật ký này.
- Khi một máy tính được nâng cấp thành một máy chủ quản trị miền, hai nhật ký sau đâu được thêm vào Event Viewer.
+ Dịch vụ thư mục (Directory Service): Chứa các thông tin về dịch vụ thư mục sử dụng Active Directory, ví dụ như việc đồng bộ các đối tượng không thể cùng tồn tại hoặc các sự kiện quan trọng trong thư mục.
+ Dịch vụ đồng bộ file (File Replication Service): Chứa các thông tin về sự thành công hoặc thất bại của các hoạt động đồng bộ xảy ra giữa các máy chủ quản trị miền.
- Khi máy tính được cài đặt dịch vụ Microsoft DNS Server, Event Viewer có chứa thêm nhật ký:
+ DNS Server: Chứa các thông tin về tình trạng và hoạt động của dịch vụ DNS Server.
- Nháy đúp vào một sự kiện trong khung chi tiết của Event Viewer sẽ xuất hiện một hộp thoại thuộc tính của sự kiện đó. Hộp thoại này chứa một hoặc nhiều thông tin về sự kiện, bao gồm:
+ Ngày (Date): Ngày sự kiện đó diễn ra.
+ Thời gian (Time): Thời gian sự kiện đó diễn ra.
+ Kiểu (Type): Kiểu sự kiện diễn ra (lỗi, cảnh báo, thông tin, kiểm định thành công,
hoặc kiểm định thất bại).
+ Người dùng (User): Tên của người dùng liên quan đến tiến trình sinh ra sự kiện này
+ Máy tính (Computer): Tên của máy tính trên đó sự kiện này xảy ra.
+ Nguồn (Source): Modul phần mềm sinh ra sự kiện này.
+ Mã số sự kiện (Event ID): Một giá trị đơn giản nhất để nhận biết sự kiện đơn giản này.
+ Dữ liệu (Data): Dữ liệu nhị phân sinh ra bởi sự kiện.
+ Hạng mục (Category): Sự phân loại của sự kiện này được định nghĩa bởi tiến trình nguồn.
+ Mô tả (Discreption): Một thông báo văn bản mô tả bản chất của sự kiện, được tạo ra bởi
tiến trình nguồn
- Các thiết lập duy trì nhật ký sự kiện: Trên thẻ General của nhật ký có các lựa chọn duy trì nhật ký là:
+ Overwrite Events as Needed (Ghi đè các sự kiện khi cần): Nhật ký sẽ xóa từng mục cũ nhất khi file nhật ký đã đạt đến kích thước tối đa xác định.
+ Overwrite Events Older than X days (Ghi đè sự kiện cũ hơn X ngày): Nếu nhật ký đạt đến tối đa xác định và không có mục nào cũ hơn số ngày chỉ định, hệ thống ngừng ghi sự kiện mới vào nhật ký.
+ Do not Overwrite Events (Clear Log Manually) - (Không ghi đè nhật ký (Xóa nhật ký thủ công)): Khi nhật ký đạt đến mức tối đa xác định, hệ thống sẽ ngừng ghi các sự kiện vào nhật ký.
- Sử dụng các bộ lọc:
+ Khi sử dụng Eventview lần đầu tiên, Snap –in hiển thị mọi sự kiện được ghi lại trong nhật ký lựa chọn đó theo thứ tự thời gian. Tùy vào kích thước của nhật ký và các thiết lập duy trì, danh sách này có thể là rất dài. Tuy nhiên nhiều mục trong nhật ký là thuộc kiểu thông tin, đó là các kết quả các hoạt động thông thường hằng ngày.
+ Để định vị các mục đặc biệt trong danh sách, có thể chỉnh sửa thứ tự sắp xếp của nó bằng cách nhấn vào một trong các tiêu đề của cột hoặc bạn có thể giới hạn hiển thị các thông tin xuất hiện trong nhật ký tập trung vào các sự kiện quan trọng bằng cách sử dụng bộ lọc (Filter) hoặc là dùng lệnh tìm kiếm.
+ Để triển khi bộ lọc trên một nhật ký trong Event Viewer, từ thực đơn View lựa chọn Filter để hiển thị thẻ Filter trong hộp thoại Properties của nhật ký sự kiện. Trong hộp thoại này, có thể chỉ định kiểu sự kiện muốn hiển thị và lựa chọn các sự kiện tiêu biểu để giảm bớt danh sách sự kiện về kích thước có thể quản lý được.
- Truy cập nhật ký sự kiện từ xa: Trong khung phạm vi, lựa chọn đối tượng Event Viewer và lựa chọn: Connect to Another Computer – Kết nối với máy tính khác. Từ thực đơn Action. Trong hộp thoại Select Computer chỉ ra tên của máy tính mà muốn xem nhật ký dự kiện trên máy đó..
- Lưu giữ các nhật ký sự kiện:
+ Snap-in Event Viewer có thể lưu các nhật ký thành file với một số định dạng, bao gồm: Văn bản (.txt), dạng bảng (.csv) và một định dạng nhật ký sự kiện (.evt), định dạng này có thể mở bằng Snap-in.
+ Lưu nhật ký thường xuyên đều đặn để đảm bảo rằng các file nhật ký kích thước quá lớn và gây mất dữ liệu.
3. Sử dụng mục TASK MANAGER. - Trình quản lý tác vụ TASK MANAGER: Là một ứng dụng quan trọng của Windows mà bạn có thể sử dụng để hiển thị thông tin về các mức hiệu năng hiện tại của máy tính cũng như quản lý các chương trình hoặc các tiến trình đang chạy trong hệ thống. Bạn có thể mở TASK MANAGER bằng cách: Chuột phải vào thanh Tác vụ (Task Bar) chọn TASK MANAGER hoặc có thể nhấn tổ hợp phím: Ctrl + Alt + Del và chọn TASK MANAGER. Trong hộp thoại Windows TASK MANAGER theo mặc định sẽ chứa 5 (Windows XP) hoặc 6 (Windows 7) thẻ:
+ Application (Ứng dụng): - Chỉ ra trạng thái của các chương trình của người dùng đang chạy trong hệ thống. Các dịch vụ và các ứng dụng hệ thống chạy trong các ngữ cảnh khác với người dùng đăng nhập sẽ không hiển thị.
- Đối với các ứng dụng liệt kê ở đây, cột Status (Trạng thái) sẽ chỉ ra liệu ứng dụng đang chạy (Runing) hay là không phản ứng (Not Responding). Bằng cách lựa chọn 1 ứng dụng nào đó từ trong danh sách đó và nhấn vào Switch to bạn có thể chuyển sang màn hình hoạt động của ứng dụng này và vấn đề vẫn mở TASK MANAGER như là ứng dụng nền. Bạn còn có thể lựa chọn 1 ứng dụng trong danh sách và ấn End TASK để đóng ứng dụng đó lại.
- Khi bạn nhấn chuột phải vào một ứng dụng trong danh sách và lựa chọn Go to Processes từ thực đơn ngữ cảnh hộp thoải sẽ chuyển sang thẻ Processes và trỏ vào tiến trình liên quan đến ứng dụng đó. Đây là một tính năng hưu ích khi bạn đang muốn tìm xem tiến trình của một ứng dụng nào đó khi tên của tiến trình khó có thể đoán bằng trực giác.
- Khi bạn chọn: New Task (Tạo tác vụ mới): Xuất hiện hộp thoại RUN. Trong đó bạn có thể nhập vào hoặc Duyệt (Browser) đến tên của một ứng dụng hoặc lệnh chuẩn nào đó. Hộp này có chức năng tương tự RUN.
 + Processes (Tiến trình) - Giám sát các tiến trình: Liệt kê tất cả các tiến trình của người dùng hiện tại đang chạy trên máy tính. Khi bạn lựa chọn Show processes from /all user hiển thị các tiến trình từ người dùng. Bên cạnh các ứng dụng của người dùng thì danh sách này còn hiển thị cả các dịch vụ và các dịch vụ và các tiến trình hệ thống. Theo mặc định thì danh sách bao gồm các thông tin sau về mỗi tiến trình.
+ Image name: Tên của file chạy tiến trình này.
+ User name: Tên tài khoản người dùng là chủ nhân của tiến trình này.
+ CPU: % của tiến trình này do CPU sử dụng
+ Mem usage: Dung lượng bộ nhớ của tiến trình này.
- Bằng cách lựa chọn Select Columm từ thực đơn View, bạn mở hộp thoại Select Columm bạn có thể thêm hoặc bớt các trường trong khung hiển thị. TASK MANAGER cung cấp một bộ sưu tập các biến đếm cho phép bạn có thể hiển thị các thông tin chi tiết về bộ vi xử lý, bộ nhớ và khả năng sử dụng I/O của mỗi tiến trình trong danh sách. Bạn có thể sắp xếp danh sách hiển thị theo bất kỳ biến đếm nào bằng cách nhấn vào tiêu đề của cột đó.
- Để giám sát thông tin dễ dàng về các tiến trình hệ thống bạn có thể thao tác chúng băng TASK MANAGER. Bằng cách nhấp phải chuột vào bất kỳ tiến trình nào trong danh sách. Bạn có thể thực hiện các tác vụ sau:
+ Debug - Gỡ rối: Tạo ra một tiến trình và gắn nó với một tiến trình gỡ lỗi được cài đặt trong hệ thống.
+ End Processes - Kết thúc tiến trình: Dừng tiến trình ngay lập tức. Mọi dữ liệu chưa lưu sẽ bị mất.
+ End Processes Tree - Kết thúc cây tiến trình: Dừng mọi tiến trình và các tiến trình con hoặc tiến trình liên quan ngay lập tức. Mọi dữ liệu chưa lưu sẽ bị mất.
+ Set processor Affinity - Thiết lập mối quan hệ xử lý: Chỉ định bạn muốn chạy tiến trình bằng bộ vi xử lý nào trên một hệ thống máy tính có nhiều bộ vi xử lý.
+ Set Priority -Thiết lập mức ưu tiên: Chỉnh sửa thời gian bộ vi xử lý sử dụng trong tiến trình đó trong mối tương quan với các tiến trình khác trên hệ thống
 + Services (Dịch vụ): (Trong Windows 7)
+ Performance (Hiệu năng) - Giám sát mức hiệu năng: Hiển thị cách nhìn trong time thực về hiệu suất sử dụng bộ vi xử lý và bộ nhớ. Mức sử dụng của mỗi bộ vi xử lý và mức sử dụng của Paged file (File phân trang bộ nhớ) được hiển thị bằng đồ thị cùng với các giá trị thống kê từ trước của các thông số này. Nhấn đúp chuột vào một trong các đồ thị sẽ mở rộng nó theo chiều dọc (trục tung). Để hiển thị các giá trị một cách rõ ràng. Các hiển thị số bên dưới sẽ cho biết mức độ sử dụng của bộ nhớ vật lý (Physical) bộ nhớ lõi (Kernel) và bộ nhớ cam kết (Commit), đồng thời cả số lượng các Handles (liên kết giữa các tiến trình), Thread (luồng) và các tiến trình đang hoạt động.
 + Networking (Hoạt động mạng) - Giám sát hoạt động của mạng: Thẻ Networking cho thấy các kết nối mạng đang hoạt động theo tên cùng với tốc độ kết nối, % băng thông sử dụng và trạng thái hoạt động của nó. Đồng thời có một đồ thị hiển thị băng thông sử dụng cho kết nối mạng đang chọn hiện tại. Cũng giống như trên việc nhấn đúp và một trong đồ thị sẽ hiển thị một cách rõ ràng hơn.
+ User (Người sử dụng) - Giám sát người dùng: Thẻ User sẽ liệt kê tất cả các người dùng đang đăng nhập vào máy tính. Các người dùng đăng nhập có thể là người dùng đặc biệt trực tiếp tại màn hình điều khiển hoặc người dùng đăng nhập qua kết nối từ xa trên mạng. Sử dụng các điều khiển trong thẻ này bạn có thể đăng xuất người dùng đó. Ngắt kết nối của họ đến máy tính hoặc gửi thông báo cho họ

4. Sử dụng bảng hiệu năng - Performance Console. - Performance Console: Là một công cụ giám sát mạnh nhất trong Windows Server 2003. Bảng này chứa 2 Snap-in sau đây:
+ System monitor: Hiển thị các dữ liệu hiệu năng thời gian thực thu thập được từ các phần tử cấu hình gọi là các Performance Counters (Biến đếm hiệu năng).
+ Performance Logs And Alert (Nhật ký và cảnh báo hiệu năng): Ghi dữ liệu từ các biến đếm hiệu năng theo một chu kỳ thời gian nhất định và thực thi các hành động xác định khi các biến đếm này đạt đến một giá trị nào đó. Performance là một bảng điều khiển MMC có thể truy cập từ một Shortcut trong nhóm chương trình Administrative Tools. Bạn cũng có thể thêm các Snap-in khác vào trong bảng điều khiển tùy chọn. Theo mặc định bảng điều khiển Performance sẽ giám sát máy tính hiện tại. Tuy nhiên bạn cũng có thể cấu hình Snap-in này để giám sát hiệu năng của bất kỳ máy tính nào trong mạng nếu như bạn có các quyền thích hợp.

a. System monitor - Giám sát hệ thống: - Khi bạn mở bảng điều khiển Performance theo mặc định thì Snap-in System monitor xuất hiện. Khung chi tiết của Snap-in có một đồ thị dạng đường được cập nhật theo real time cho ta thấy các mức hiện tại của 3 biến đếm hiệu năng sau đây:
+ Memory Page/Second - Bộ nhớ trang/giây: Tỉ lệ các trang bộ nhớ được đọc từ hay ghi vào đĩa để giải quyết các lỗi Hard Page (Lỗi này xảy ra khi các tiến trình gọi đến các đoạn mã hay dữ liệu cần thiết nhưng hiện không sẵn sàng trong các tập tin làm việc (Working Set) hay trong bộ nhớ RAM và chúng buộc phải tái tạo các thông tin trên từ đĩa cứng). Biến đếm này là thông số chính cho biết các kiểu, dạng lỗi gây ra, độ trễ trong hệ thống.
+ Physical Disk (Total) - Đĩa cứng vật lý: Biến đếm đo độ dài có giá trị trung bình số lượng các yêu cầu đọc và ghi trong hàng đợi truy cập đĩa cứng được lấy mẫu theo một khoảng time xác định.
+ Processor (Total): % Processor time - Bộ vi xử lý :% thời gian của bộ vi xử lý: % của thời gian trôi qua mà bộ vi xử lý tiêu tốn để thực hiện một chuỗi lệnh liên tục. Biến đếm này là thông số chủ yếu thể hiện hoạt động của bộ vi xử lý và hiển thị trung bình % thời gian bận ghi được trong một khoảng thời gian lấy mẫu nhất định.

- Thay đổi cách quan sát đồ thị: Mẫu định dạng được trình bầy bên dưới của đồ thị thể hiện màu dòng kẻ của mỗi biến đếm trong 3 biến đếm trên, giá trị tương ứng của mỗi biến đếm và các thông số nhận dạng khác về biến đếm này. Khi bạn lựa chọn 1 biến đếm trong số đó, giá trị hiện tại sẽ hiển thị dưới dạng số ở dưới đáy của đồ thị. Nhấn vào phím: Hight Light trong thanh công cụ để thay đổi đồ thị của biến đếm đã chọn thành một dòng kẻ mầu trắng giúp ta dễ dàng nhận ra chúng trên đồ thị.
- Sử dụng các cách quan sát khác: Bên cạnh đồ thị dạng đường System monitor còn có 2 cách xem khác để bạn có thể quan sát.
+ Cách xem biểu đồ: Là một đồ thị bao gồm các thanh thẳng đứng cho mỗi biến đếm. Trong cách xem này dễ dàng giám sát một lượng lớn các biến đếm bởi vì các dòng kẻ không trùng đè lên nhau.
+ Cách xem báo cáo: Hiển thị các giá trị số cho mỗi biến đếm hiệu năng.
Cũng như cách dùng đồ thị cách xem bằng biểu đồ và báo cáo đều cập nhật các giá trị của biến đếm sau khoảng thời gian cố định được thiết lập trong thẻ: General trong hộp thoại System Properties. Nhược điểm chính của 2 cách xem này là chúng không hiển thị trước giá trị của các biến đếm, chỉ hiển thị giá trị hiện tại. Mỗi lần lấy mẫu mới sẽ ghi đè lên giá trị trước trên màn hình hiển thị, không giống như kiểu đồ thị dạng đường hiển thị các giá trị trước đó.
- Thêm giá trị các biến đếm (Counter): 3 biến đếm hiệu năng xuất hiện trong System monitor theo mặc định là thước đo rất hữu ích cho hiệu năng máy tính, tuy nhiên các Snap-in còn bao gồm hàng tá các biến đếm khác mà bạn có thể thêm vào khung hiển thị. Để thêm các biến đếm vào trong khung chi tiết của System monitor, nhấn vào Add trên thanh công cụ hoặc nhấn Ctrl + I để hiển thị hộp thoại: Add Counter.
- Tạo các hiển thị hiệu quả nhất: Trong hầu hết các trường hợp khi người dùng lần đầu tiên khám phá Snap-in System monitor, họ sẽ lúng túng khi nhìn thấy hàng trăm biến đếm hiệu năng sẵn sàng để sử dụng và họ có thể tạo ra một đồ thị chứa hàng tá các biến đếm khác nhau. Số lượng các biến đếm bạn có thể sử dụng một cách hiệu quả phụ thuộc vào kích thước của màn hình và phụ thuộc vào độ phân giải của màn hình (Resolution). Khi lựa chọn các biến đếm bạn nên quan tâm:
+ Giới hạn số lượng các biến đếm.
+ Chỉnh sửa thuộc tính của các biến đếm.
+ Lựa chọn biến đếm với các giá trị có thể so sánh được.
- Lưu bảng điều khiển System monitor: Khi hài lòng với cách hiển thị mà bạn tạo ra. Bạn có thể lưu nó lại như một file bằng cách chọn: File\Save as... lưu tên file với đuôi mở rộng “.msc”. Nạp bảng điều khiển từ file này sẽ mở Performance Console và hiển thị Snap-In System monitor, với tất cả các biến đếm và các thuộc tính hiển thị mà bạn đã cấu hình trước khi lưu lại nó.

- Giám sát hiệu năng của máy chủ: Khi bạn đã hiểu cách sử dụng System monitor, bước tiếp theo là quyết định biến đếm trong hàng trăm biến đếm hiệu năng mà bạn sử dụng để giám sát hiệu năng của máy tính hiệu quả nhất. Phương pháp thực hành tốt nhất là tạo ra một chiến lược giám sát máy chủ ngay sau khi máy chủ này được cài đặt và cấu hình đầy đủ. Theo cách này, bạn có thể thiết lập một đường cơ sở hiệu năng cho máy chủ trong các trạng thái hiệu năng lúc sử dụng, lúc nghỉ và lúc làm việc tại mức đỉnh. Khi có sự cố xảy ra trong các lần giám sát sau đó, việc đo lại lần nữa giá trị đường cơ sở này có thể giúp bạn tìm ra giải pháp cho việc giải quyết sự cố. Lý do của việc giám sát hiệu năng máy chủ sử dụng System monitor là để đảm bảo các ứng dụng chạy trên máy chủ hoạt động tốt và để phát hiện ra hiện tượng nghẽn cổ chai ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của máy tính. Hiện tượng này xảy ra khi một thành phần nào đó không cung cấp một mức hiệu năng chấp nhận được so với hiệu năng của các thành phần khác trong hệ thống. Ví dụ: người dùng có thể phàn nàn về hiệu năng máy chủ của họ rất chậm và bạn có thể mất nhiều thời gian tiền bạc để nâng cấp mạng LAN của bạn hy vọng có thể cải thiện được tình hình. Tuy nhiên máy chủ của bạn là một máy chủ củ sử dụng các bộ vi xử lý Pentium đời đầu thì sự cải thiện là không đáng kể bởi vì rất có thể do bộ vi xử lý máy chủ chứ không phải là công nghệ mạng LAN là nguyên nhân hiện tượng nghẽn cổ chai. Mọi thành phần khác có thể hoạt động tốt nhưng bộ vi xử lý không xử lý kịp với luồng dữ liệu do hệ thống mạng mới và nhanh cung cấp được.
- Hiện tượng nghẽn cổ chai có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân như:
+ Tăng mức tải trên máy chủ: Một máy chủ có thể hoạt động tốt trong vai trò cụ thể nào đó lúc đầu, tuy nhiên sau khi bạn tăng mức tải của máy chủ bằng cách thêm vào nhiều người dùng và nhiều tác vụ, có thể nhận thấy các phần tử trong máy chủ không hoạt động tốt như trước nữa.
+ Lỗi phần cứng: Lỗi phần cứng không phải lúc nào cũng gây ra hiện tượng ngừng hoạt động nghiêm trọng của hệ thông. Một phần tử nào đó có thể hoạt động không đúng chức năng một cách không liên tục trong một khoảng thời gian dài, gây nên việc giảm hiệu năng của máy chủ một cách khó chịu.
+ Thay đổi vai trò của máy chủ: Các ứng dụng khác nhau yêu cầu các tài nguyên khác nhau. Bạn có một máy tính thực hiện chức năng của một máy chủ Web, tuy nhiên khi bạn thay đổi vai trò của một máy chủ này thành máy chủ CSDL, bạn có thể thấy bộ vi xử lý hoạt động không đủ nhanh để chịu mức tải của ứng dụng mới trên nó.

- Giám sát hiệu năng của bộ vi xử lý: Một mảng các bộ vi xử lý bị trục trặc hoặc hoạt động không đủ công suất có thể dẫn đến việc máy chủ sẽ đưa các yêu cầu của máy khách vào hàng đợi, ngăn cản việc máy chủ đáp ứng các yêu cầu của người dùng một cách nhanh chóng. Để giám sát tổng quan phân hệ vi xử lý, sử dụng các biến đếm hiệu năng sau đây:
+ Processor: % Processor time (Vi xử lý: % thời gian xử lý): Cho biết % mà bộ vi xử lý bận.
+ System Processor queue length (Hệ thống độ dài hàng đợi vi xử lý): Chỉ ra số lượng các các luồng chương trình đang đợi xử lý bởi bộ vi xử lý. Giá trị này càng thấp càng tốt. < 10 là hợp lý 

+ Server Work Queues length: Queues length (Hàng đợi công việc của máy chủ: Độ dài hàng đợi): Chỉ ra số lượng các ngắt phần cứng mà vi xử lý phục vụ tính theo giây (s). Giá trị này có thể biến đổi rất lớn và có ý nghĩa chỉ trong mối tương quan với mức đường cơ sở được thiết lập trước đó. 

- Giám sát hiệu năng bộ nhớ: Để giám sát hiệu năng cơ bản của bộ nhớ sử dụng các biến đếm sau đây: 
+ Memory page Faults/sec - Lỗi trang bộ nhớ/1giây: Chỉ ra số lần đoạn mã mà xử lý không tìm thấy trong bộ nhớ trên 1 giây. Giá trị này càng thấp càng tốt. Thông thường dưới là dưới 5. 
+ Memory pages/sec – Bộ nhớ trang/1giây: Chỉ ra số lượng trang dữ liệu trên 1 giây không nằm trong RAM mà phải truy cập từ đĩa hoặc phải ghi lên đĩa để tạo không gian trống cho RAM. Giá trị này càng thấp càng tốt thông thường là < 20. 
+ Memory Available bytes – Bộ nhớ các Byte trống: Chỉ ra dung lượng bộ nhớ còn trống tính theo byte. Giá trị này càng cao càng tốt và không nên để dưới 5% của tổng số bộ nhớ RAM trong hệ thống. 
+ Memory Pool non - Page bytes (Bộ nhớ: Các byte của vùng không phân trang): Cho biết kích thước của vùng trong bộ nhớ được sử dụng bởi hệ điều hành cho các đối tượng mà không thể ghi vào trong đĩa. Giá trị nên là một số ổn định và không tăng trưởng khi không có thêm hoạt động của máy chủ. 


- Giám sát hiệu năng của đĩa cứng: Phân hệ đĩa cứng bị quá tải khi đọc và ghi lệnh có thể làm giảm tỉ lệ máy chủ xử lý các yêu cầu của máy khách. Các đĩa cứng trong máy chủ chứa một lượng lớn các dữ liệu vật lý hơn bất kỳ một phân hệ nào do phải đáp ứng các yêu cầu vào/ra của rất nhiều máy khách, đầu đọc đĩa cứng phải di chuyển liên tục tới các vị trí khác nhau trên vùng đĩa phẳng. Kỹ thuật mà đầu đọc di chuyển là rất nhanh, tuy nhiên một khi đĩa đạt đến tốc độ đọc/ghi tối đa các yêu cầu thêm nữa có thể bắt đầu gây ra chèn ép trong hàng đợi của vi xử lý. 


- Giám sát các vai trò của máy chủ: Khi bạn giám sát hiệu năng của máy chủ và tìm kiếm các nghẽn cổ chai, điều quan trọng là bạn phải hiểu sự liên quan của các vai trò mà máy chủ đó thực thi. Các ứng dụng và dịch vụ có vai trò khác nhau đến tài nguyên hệ thống và chính sách giám sát của bạn cho mỗi máy chủ nên tập trung vào các đối tượng cần đo hiệu năng và biến các đếm hiệu năng của các tài nguyên. b. Sử dụng Performance log and Alerts (Nhật ký cảnh báo hiệu năng): 


- Mặc dù Snap-in System monitor là rất hữu ích nhưng rất ít nhà QT Mạng có thời gian hay sở thích ngồi xem các đồ thị dạng đường trên màn hình đồ họa để tìm các dấu hiệu sự cố trên máy chủ của họ. Performance log and Alerts làm giảm thiểu được nhu cầu làm việc đó. Performance Log and Alerts là một Snap-In trong MMC cung cấp khả năng giám sát bằng nhật ký sử dụng các đối tượng cần đo hiệu năng và biến đếm giống như System monitor sử dụng. Với Snap-in này, ta có thể thu thập các dữ liệu hiệu năng thụ động từ các máy tính nội bộ và các máy tính ở xa, lưu nó trong các định dạng khác nhau và tạo ra các cảnh báo khi một biến đếm cá biệt nào đó đạt đến một mức xác định. 
- Khi chọn lựa chọn Snap-in Performance Log and Alerts trong bảng điều khiển hiệu năng, ta thấy 3 tiêu đề như sau: 
+ Countter Log (Nhật ký các biến đếm): Cho phép bảng điều khiển hiệu năng chụp các thông số thống kê cho các biến đếm nhất định vào một file nhật ký tại các thời điểm xác định và đều đặn sau một khoảng thời gian cố định. 
+ Trace Logs (Nhật ký theo dõi): Cho phép bảng điều khiển hiệu năng ghi lại các thông tin về các ứng dụng hệ thống khi một sự kiện nào đó xảy ra. VD: Lỗi hoạt động In/Output của đĩa hoặc lỗi phân trang bộ nhớ. 
+ Alerts (Cảnh báo): Cho phép bảng điều khiển hiệu năng giám sát giá trị của một biến đếm nhất định nào đó theo các khoảng thời gian lọc và thực hiện một hành động xác định khi biến đếm đó đạt một giá trị giới hạn nào đó. 
- Một trong những lợi ích chính của Performance Log and Alerts là cho phép bạn chụp những thông tin về hiệu năng của các biến đếm để nghiên cứu về sau. Sanp-in này hỗ trợ rất nhiều định dạng file khác nhau cho phép bạn lưu các thông tin chụp được vào các chương trình bảng và CSDL. Bạn có thể sử dụng nhật ký các biến đếm để thiết lập một đường cơ sở cho hiệu năng hệ thống và sau đó đều đặn kiểm tra các nhật ký này xem sai lệch so với đường cơ sở chuẩn là bao nhiêu. Bạn có thể tạo ra cảnh báo để báo động cho bạn biết khi tình trạng mạng sai lệch quá nhiều so với trạng thái thông thường.
Google+

Không có nhận xét nào:

Quy định khi Comments:
- Vui lòng sử dụng từ ngữ có văn hóa khi nhận xét
- Chỉ nhận xét trong khuôn khổ bài viết để tránh loãng bài

 
; /*---------------------------- Khung thông báo cho Blog --------------------*/ /*---------------------- Hết khung thông báo cho Blog -----------*/